Cả nhà có biết lý do chính xác vì sao chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày không ạ?

Cháu chào cả nhà ạ, hôm nay cháu xin phép mọi người ai có hiểu biết nhiều thì cho cháu một câu trả lời đầy đủ về vấn để uống nước với ạ.

từ lúc cháu biết ăn biết nói cháu vẫn thường nghe bố mẹ nhắc nhỡ thường xuyên rằng nên uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe, và khi cháu hỏi vì sao lại phải uống nhiều nước thì cháu vẫn chưa nhận được câu trả lời nào làm cháu cảm thấy thảo mãn, vì mọi người đều nói là vì nó tốt cho sức khỏe, chứ ko biết là nó tốt cho cái gì, và vì sao lại tốt, để cháu có động lực để cháu uống nhiều hơn nữa đó ạ,

bố mẹ cháu vẫn hay mắng cháu là lười uống nước, ngoài ăn cơm xong cháu uống ngụm nước nhỏ thì cháu không cảm thấy khát nên cháu không muốn uống thôi ạ.

Cả nhà ai có thông tin nào đầy đủ thì chia sẽ giùm cháu với ạ, cháu cám ơn cả nhà.

Thành Viên Mới Asked on 2019-09-04 in Sức Khỏe.
1 Answer(s)

Chào cháu, Chú không biết năm nay cháu bao nhiêu tuổi, những thắc mắc của cháu cũng dễ hiểu, con chú cũng vậy luôn hỏi những vấn đề mà nhiều lúc chú cũng không biết nên trả lười thế nào, những lúc đó chú sẽ biết cách hẹn và sẽ trả lời cho con của chú, có những chuyện nó hiển nhiên như vậy nên các ông bố bà mẹ chưa tìm hiểu kỷ, và nhiều để tả lời cho cháu, vấn đề về ” uống nước mà cháu đang thác mắc” chsu có một vài thông tin sau không biết có làm cháu thảo mãn hay không, nhưng cháu cứ tham khảo nhé:

Nước là dung môi trong cơ thể
Dung môi là một dịch lỏng để hòa tan nhiều chất hóa học khác nhau, nước là dung môi sống. Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. Nhờ việc hòa tan trong dung môi trong hoặc ngoài tế bào, mà các chất hóa học của cơ thể sống có thể tồn tại và linh động thực hiện các chức năng cho cuộc sống.

Khi chúng ta ăn uống, thực phẩm vào cơ thể sẽ tiếp xúc ngay với các dịch tiêu hóa (Chứa nhiều nước) trong nước bọt, dạ dày, ruột.

Thực phẩm được nhào trộn và phản ứng với các chất hóa học thực hiện chức năng tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào máu, máu chứa khoảng 3 lít nước. Nước trong mạch máu giúp cho máu có dạng lỏng và hòa tan các chất dinh dưỡng, vận chuyển chúng đến các mô và tế bào của cơ thể. Nước trong mạch máu còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nhiều chất quan trọng khác như hormon, các kháng thể từ nơi tổng hợp đến tận cơ quan sử dụng chúng. Những chất thừa sinh ra trong quá trình chuyển hóa, như carbon, ure…cũng được hòa tan trong nước của máu và được vận chuyển đến phổi và thận để bài tiết ra ngoài.

Có khoảng 12 lít nước gian bào, nơi chứa các chất dinh dưỡng do mạch máu chuyển đến, sau đó sẽ đi qua màng tế bào vào cơ thể. Những sản phẩm thừa của quá trình chuyển hóa trong tế bào sẽ đi theo con đường ngược lại để ra khỏi tế bào. Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào. Nước cũng là môi trường để các chất chuyển hóa được vận chuyển từ các cơ quan khác nhau trong tế bào, tạo nên môi trường thuận lợi cho các phản ứng xảy ra trong tế bào.

 Là chất phản ứng:

Các chất tham gia vào phản ứng hóa học được gọi là chất phản ứng, trong quá trình hoạt động chất phản ứng biến đổi và tham gia vào sản phẩm. Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể. VD: Phản ứng thủy phân, trong đó các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước.

 Là chất bôi trơn:
Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…

 Điều hòa nhiệt độ:
Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hóa, oxy hóa sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng. Năng lượng sinh ra có tác dụng duy trì nhiệt độ cơ thể ở 37 độ và giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể lực. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài theo đường truyền trực tiếp hoặc phát nhiệt, một trong những cách tỏa nhiệt có hiệu quả là qua đường hô hấp và qua da. Khi nước bay hơi từ dạng nước sang dạng hơi, chúng hấp thu và mang theo nhiệt. Bay hơi một lít qua đường mồ hôi của da làm mất 600kcal nhiệt lượng của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm lạnh bằng bay mồ hôi qua da, tương đương 25% năng lượng chuyển hóa cơ bản. Khi mất 350 đến 700ml/ngày trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường được gọi là bài tiết mồ hôi không cảm thấy.

Chất béo dưới da làm giảm tốc độ mất nhiệt qua da. Chức năng này có tác dụng thuận lợi trong điều kiện thời tiết lạnh, nhưng bất lợi trong điều kiện nóng. Tốc độ tỏa nhiệt còn phụ thuộc vào tốc độ lưu thông và thể tích của máu đi tới bề mặt của da. Khi cơ thể quá nóng, những mao mạch dưới da giãn nở, làm tăng thể tích máu đi tới và làm tăng tốc độ tỏa nhiệt. Khi cơ thể quá lạnh, các mao mạch co lại và làm giảm mất nhiệt. Trong điều kiện nóng, những người béo cảm thấy khó chịu hơn những người không béo do họ có lớp mỡ dưới da dày và sự tỏa nhiệt từ các mao mạch dưới da bị cản trở.

Nước cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể
Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tỷ lệ các chất khoáng này phụ thuộc vào nguồn nước và các nhà sản xuất. Nước cứng là nước có chứa 50mg canxi và 120mg magie/l, nước mềm là nước có chứa thấp hơn các chất khoáng trên nhưng lượng natri cao hơn 250mg/l. Tiêu thụ nước cứng có liên quan đến việc giảm các bệnh tim mạch. Nước mềm có chứa natri cao nên khi tiêu thụ nước mềm có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Vì nước là dung môi hòa tan nhiều chất khoáng, nó cũng là dung môi mang nhiều chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. Do vậy, việc theo dõi, giám sát chất lượng nước cung cấp cho cơ thể rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Chú hy vọng rằng những thông tin sẽ giúp cháu thích uống nước hơn, và nhiều hơn nữa chú thấy cháu còn nhỏ nếu bắt đầu tập cho mình những thói quen hằng ngày  tạo thời gian biểu lành mạnh cho bản thân, cháu có thể thực hiện theo những thói quen sau https://topnlist.com/nhung-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-ban-nen-thuc-hien-hang-ngay/,  còn nếu cháu muốn hỏi tại sao những thói quen này lại tốt thì nhờ bố mẹ cháu nhé, hoặc cháu là người của thời đại mới , cháu có thể tự tìm hiểu rồi nói ba mẹ cùng thực hiện những thói quen này cùng mình như vậy là 1 việc ý nghia hơn nhiều cháu nhé. Chúc cháu luôn vui vẽ và khỏe mạnh nhé!

Thành Viên Mới Answered on 2019-09-04.

Your Answer

Khi Đăng Câu Trả Lời, Là Bạn Đồng Ý Với Quyền Riêng TưĐiều Khoản Tại Hỏi Nhanh Đáp Nhanh.